Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

VIDEO: MẸ CON CÁNH CAM

Bạn có suy nghĩ gì qua clip ngụ ngôn dưới đây!...


Theo tôi, những hình ảnh cho ta thấy chị Cánh Cam đã khéo léo dạy con mình tính tự lập ngay từ bé nên các con của chị dễ dàng vượt qua nguy hiểm.

Trong thực tế tính lập, tự chủ đã giúp cho những đứa trẻ chế ngự được cảm giác sợ hãi - đồng nghĩa với sự tự tin.
Các nhà tâm lý học đã phân tích: Tự lập hoàn toàn trong một hành động là kết quả của một quá trình học, luyện tập một kỹ năng. Nghĩa là để trẻ biết cách tự làm một việc gì đó trọn vẹn mà không cần người lớn giúp, cần phải có một thời gian từ lúc bé quan sát mẹ làm việc đó hộ mình, rồi thử tự làm, sửa lại động tác cho đúng rồi đi lặp lại nhiều lần sẽ thành một thói quen dẫn đến hoàn thiện một “biểu hiện tự lập” của trẻ (Tôi thấy vấn đề này Mẹ con Cánh Camtrong đoạn clip thể hiện rất bài bản) 

Trong thực tế, nhiều cha mẹ luôn tìm cách bảo vệ con và dạy chúng bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm nhưng đôi khi trong cuộc sống cũng khó có thể nói trước được điều gì. Rất có thể có những tình huống không may xảy ra với trẻ. Trẻ có thể bị tổn thương nặng nề về thể xác lẫn tinh thần. Trẻ có thể bị hoảng loạn, bị trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống…sau sự việc không may xảy ra đó.

Chính vì vậy, cha mẹ không nên quát mắng, dằn vặt trẻ mà hãy bên cạnh động viên trẻ để trẻ chia sẻ về những gì đã xảy ra với nó về những tổn thương, sợ hãi mà trẻ đang phải trải qua. Và cha mẹ nên nhẹ nhàng phân tích để trẻ học cách tự bảo vệ mình đồng thời cũng không được gây nguy hại đến người khác.

Tôi lại nhớ lời Đức Phật dạy: "Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu- hành động này có gây tổn hại cho ta hoặc cho kẻ khác không? Nếu, sau khi đã quán chiếu, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm."

Theo đó, thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúng và sai, Đức Phật đã dạy cho con mình suy gẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri (self-awareness) lẫn sự đồng cảm (empathy).

Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên "có lợi" hay "có hại" giúp giải thoát đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. "Có lợi" và "có hại" cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu của mình (như Cánh Cam - chúng không làm tổn hại Bác nhện già yếu, chúng thật đáng yêu)


http://nghethuatphatgiao.com/index.php/van-hoc/nghe-thuat-song/821-video-me-con-canh